0976 283788 - 0967 455788 I sale@theptas.vn

Tin tức & Truyền thông

Chính sách nào cho ngành đóng tàu Việt Nam?

938       Ngày: 08-08-2017

Thời gian qua, ngành đóng tàu Viêt Nam gặp nhiều khó khăn, sau những sự cố liên quan đến chất lượng đóng tàu cho ngư dân.

Đóng tàu Việt Nam

Theo đó, trong những năm qua, Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã đưa ra nhiều giải pháp, kế hoạch hành động nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành đóng tàu, phát triển thị trường tiêu thụ tàu và dịch vụ sửa chữa tàu trong nước và xuất khẩu...

Nhưng thực tế, các doanh nghiệp cho rằng, để ngành đóng tàu phát triển rất cần chính sách mang tính đặc thù và có địa chỉ hỗ trợ cụ thể hơn nữa.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí cho biết, Việt Nam có thể tập trung đóng mới tàu viễn dương, tàu cá, tàu du lịch... trên cơ sở lựa chọn kích thước, tính năng các loại tàu có thị trường quốc tế và nội địa. Nhà nước cũng cần nhanh chóng phát triển một số địa điểm làm các dịch vụ và sửa chữa tàu biển để đáp ứng nhu cầu quốc tế và trong nước; tập trung vào các sản phẩm phụ trợ mà Việt Nam có thể thực hiện trong thời gian tới như vỏ vật liệu mới, phát triển về thiết kế kỹ thuật tàu...

Theo Tổng giám đốc SBIC cũng cho biết, nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về vốn, thuế phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp tàu thuỷ theo quy hoạch; có chính sách tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đóng tàu và sửa chữa tàu trong nước. Đây vừa là giải pháp hỗ trợ ngành đóng tàu tồn tại để vượt qua giai đoạn khó khăn, đồng thời phù hợp với Chiến lược Biển và chiến lược phát triển đội tàu quốc gia.

Đặc biệt, tàu thuỷ là một sản phẩm công nghiệp lớn, đa dạng về chủng loại. Việc đóng tàu cũng liên quan mật thiết đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực cơ khí, một số lĩnh vực chính như sản xuất thép đóng tàu, chế tạo, lắp ráp thiết bị, máy móc cơ khí thuỷ.

Vì vậy, việc phát triển được những lĩnh vực công nghiệp phụ trợ này sẽ tạo ra cơ hội tốt cho đóng tàu Việt Nam tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời, khi đóng tàu phát triển cũng sẽ kéo theo hàng loạt lĩnh vực cơ khí cùng phát triển.

Nếu việc đưa ra các chính sách thuế nhập khẩu phù hợp sẽ khuyến khích được các nhà đầu tư tập trung phát triển ngành đóng tàu; đi từ nhập khẩu - lắp ráp - làm quen công nghệ - để tiến tới chủ động sản xuất linh kiện thay thế, đảm bảo mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hoá ngành...

ATM



Ý kiến & Đánh giá
Gọi Zalo Facebook