0976 283788 - 0967 455788 I sale@theptas.vn

Tin tức & Truyền thông

Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ sớm được phê chuẩn và có hiệu lực vào tháng 05/2020

725       Ngày: 21-04-2020

Khi hiệp định EVFTA được phê chuẩn và có hiệu lực, thì nhu cầu sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại sẽ tăng, bởi, với mức độ cắt giảm thuế quan rất cao như EVFTA, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn.

Công cụ Phòng vệ thương mại có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế cũng như doanh nghiệp khi Việt Nam đang mở cửa và phải cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm đến từ các nước, đặc biệt là trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) đã chính thức được ký vào ngày 30/06/2019 vừa qua, dự kiến sẽ sớm được phê chuẩn và có hiệu lực vào tháng 05/2020 tới đây.

Mới đây, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương Lê Triệu Dũng đã chia sẻ, các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) được WTO và các Hiệp định FTA cho phép sử dụng để chống lại các hành vi cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế (hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp) cũng như ngăn chặn việc hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ngành sản xuất trong nước.

Đây là công cụ quan trọng, hợp pháp để bảo vệ các ngành sản xuất, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt khi các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ theo các cam kết quốc tế.

Khi EVFTA được phê chuẩn và có hiệu lực, nhu cầu sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại sẽ tăng, bởi, với mức độ cắt giảm thuế quan rất cao như EVFTA, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn.

Theo Cục trưởng cho biết thêm, về các điểm mới về Phòng vệ thương mại trong EVFTA như:

Thứ nhất, bổ sung các quy định giới hạn việc sử dụng các công cụ này để tránh lạm dụng và đảm bảo công bằng, minh bạch. Các quy định này tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ hai, EVFTA quy định nguyên tắc áp dụng mức thuế thấp hơn, tức là thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp chỉ ở mức đủ để loại bỏ thiệt hại (trong khi WTO không bắt buộc sử dụng quy tắc này).

Đặc biệt lưu ý là theo cam kết EVFTA, hai bên sẽ không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp nếu việc này không phù hợp với lợi ích chung.

Ngoài ra, EVFTA cũng quy định về cơ chế tự vệ song phương, để đảm bảo việc cắt giảm thuế quan theo Hiệp định không gây ra các cú sốc đối với các ngành sản xuất trong nước.

Do EVFTA mới được ký kết, vì vậy, chưa có nhiều doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và sử dụng hiệu quả công cụ này. Với những nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội, mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về các biện pháp phòng vệ thương mại đã có nhiều cải thiện

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã và đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp liên quan triển khai các hoạt động ứng phó với gần 160 các vụ việc Phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, qua đó bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu của ta, trong đó có các ngành quan trọng như thủy sản (tôm, cá tra), nông sản, sắt thép các loại, gỗ...

Tóm lại, trong những năm gần đây, Việt Nam đã triển khai tích cực, có hiệu quả hiệu quả nhằm phát huy vai trò của các biện pháp phòng vệ thương mại, góp phần nâng cao hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

GK



Ý kiến & Đánh giá
Gọi Zalo Facebook