0976 283788 - 0967 455788 I sale@theptas.vn

Tin tức & Truyền thông

Ngành than Indonesia phải vật lộn do Ấn Độ sụt giảm nhu cầu

815       Ngày: 21-05-2020

Theo thông tin thì các công ty khai thác than tại Indonesia đang phải vật lộn với tình trạng giảm cung trong năm 2020, khi thị trường xuất khẩu than lớn nhất của nước này là Ấn Độ sụt giảm nhu cầu.

Theo đó, khi các doanh nghiệp Ấn Độ - một trong những thị trường xuất khẩu than lớn nhất của Indonesia - bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh phong tỏa kéo dài nhằm ngăn chặn đại dịch lây lan.

IHS Marki - Công ty nghiên cứu thị trường dự báo nhập khẩu than của Ấn Độ sẽ giảm 19,1% trong năm nay xuống còn 149 triệu tấn - mặt hàng chủ yếu được sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện.

Cũng chính vì điều này đã khiến cho xuất khẩu than của Indonesia giảm 10% xuống còn 406 triệu tấn trong năm 2020, so với mức 451 triệu tấn vào năm ngoái.

Theo giám đốc cấp cao phụ trách ngành than, kim loại và khai khoáng tại IHS Markit – Ông James Stevenson cho biết, nhập khẩu than của Ấn Độ dự báo sụt giảm là do lệnh phong tỏa kéo dài dẫn đến các hoạt động kinh doanh và công nghiệp sa sút.

Bởi quốc gia Nam Á này vốn là thị trường khá lớn đối với ngành than Indonesia - được dự báo sẽ giảm khoảng 35 triệu tấn than nhập khẩu.

Ấn Độ đã bốn lần kéo dài lệnh phong tỏa, trong đó lần gần đây nhất là hôm 17/5 vừa qua kéo dài đến tận ngày 31/5 tới.

Đồng thời nếu khi lệnh phong tỏa chính thức kết thúc, Ấn Độ cũng sẽ mất nhiều thời gian để khởi động lại nền kinh tế.

Được biết Indonesia là nhà sản xuất than lớn nhất thế giới, than đóng góp tới 14% giá trị xuất khẩu của nước này.

Hai công ty khai thác than lớn của Indonesia là PT Adaro Energi và PT Bukit Asam (PTBA) đã cho rằng lệnh phong tỏa của Ấn Độ là rủi ro lớn trong quý II, ngoài nhu cầu tiêu thụ nội địa sụt giảm.

Lãnh đạo của hai công ty trên cho biết, sẽ chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á và Đông Á khác.

Giám đốc thương mại của Bukit Asam cho hay công ty này vẫn có thể bán than cho Ấn Độ song chỉ qua các cảng tư nhân với số lượng không lớn.

Công ty hiện đang thăm dò các các thị trường xuất khẩu mới tại châu Á như Brunei, Hong Kong, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

GK



Ý kiến & Đánh giá
Gọi Zalo Facebook