0976 283788 - 0967 455788 I sale@theptas.vn

Tin tức & Truyền thông

Ngành thép Việt Nam sau hội nhập

632       Ngày: 20-09-2016

Theo ý kiến của chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam trong cuộc trao đổi về vấn đề năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của ngành thép sau hội nhập nền kinh tế thị trường.


Hình ảnh minh họa

Sau hội nhập nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải đảm bảo tính cạnh tranh, theo quy luật doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ sẽ nhường chỗ cho doanh nghiệp có quy mô tập trung, đồng bộ, công nghệ hiện đại, xử lý môi trường tốt.

Năm năm gần đây có thể nói ngành thép Việt Nam phát triển với tốc độ khá nhanh so với thế giới và khu vực, sản xuất và thị trường tiêu thụ thì Việt Nam đang là một trong 3 nước đứng đầu Đông Nam Á.

Và hiện nay ngành thép đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đặc biệt là đối phó với thép nhập khẩu giá rẻ, kém chất lượng từ nước ngoài ồ ạt tràn vào Việt Nam. 

Hội nhập đặt ngành thép Việt Nam trước những thuận lợi và thách thức, để đối phó với thách thức các doanh nghiệp đã đề xuất Nhà nước dùng nhiều biện pháp để bảo vệ ngành thép, bảo hộ thép sản xuất trong nước với các lĩnh vực như phôi thép, thép xây dựng, tôn mạ màu… Bên cạnh đó, phải có những hàng rào thương mại, hàng rào kỹ thuật để kiểm soát các mặt hàng thép nhập khẩu.

Tuy nhiên, sau khi áp thuế tự vệ, giá thép tăng cao một phần do tâm lý lo ngại thiếu hụt nguồn cung khi năng lực sản xuất của các doanh nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhưng vấn đề là các doanh nghiệp không kiểm soát được các đại lý.

Vấn đề rất lớn ở đây là các biện pháp bảo hộ và phòng vệ thương mại này chỉ mang tính ngắn hạn, về dài hạn phải tự nâng cao tính cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh để tự mình đứng vững.

Theptas.com



Ý kiến & Đánh giá
Gọi Zalo Facebook