0976 283788 - 0967 455788 I sale@theptas.vn

Tin tức & Truyền thông

Sản phẩm thép Việt Nam bị nước ngoài điều tra ngày càng tăng

672       Ngày: 02-06-2020

Sản phẩm thép xuất khẩu có nhiều chủng loại với kim ngạch hàng năm khoảng 4,2 tỷ USD năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ khoảng 300 triệu USD, chiếm tỷ lệ 7,4% trong tổng xuất khẩu thép của Việt Nam. Chính vì vậy, trong số 22 vụ việc bị nước ngoài điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, thì sản phẩm thép bị khởi kiện nhiều nhất với 06 vụ, chiếm tỷ lệ 30%.

Thời gian qua tiếp tục chứng kiến xu thế gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại trên thế giới. Trong xu thế này, các biện pháp phòng vệ thương mại gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang được các nước áp dụng với số lượng ngày càng nhiều, phạm vi ngày càng rộng.

Theo Bộ Công Thương, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại nghĩa là hành vi thay đổi nguồn gốc hoặc loại hàng hóa để tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng, từ đó làm giảm hiệu quả các biện pháp này. Tuy nhiên, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không quy định cụ thể về hành vi lẩn tránh, pháp luật về các hành vi lẩn tránh bất hợp pháp của các nước cũng rất khác nhau và thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho việc tuân thủ của các doanh nghiệp.

Theo thống kê, trong số 22 vụ việc bị nước ngoài điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, sản phẩm thép bị khởi kiện nhiều nhất với 06 vụ, chiếm tỷ lệ 30%. Đa số các vụ việc điều tra lẩn tránh thuế với sản phẩm thép đều do Hoa Kỳ tiến hành, trong đó, riêng với sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE) và thép cán nguội (CRS), Hoa Kỳ đã điều tra tổng cộng 05 vụ việc. Trong tất cả các vụ việc nói trên, Hoa Kỳ đều kết luận thép CORE và CRS của Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ các nước/vùng lãnh thổ là không đáng kể. Với kết luận tồn tại lẩn tránh thuế, Hoa Kỳ áp dụng mức thuế chống lẩn tránh tương đương với mức thuế đang áp dụng cho hàng hóa của Trung Quốc, Hàn 

Theo Bộ Công Thương, để hạn chế tình trạng trên, các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về nguy cơ bị khiếu kiện, điều tra, các nhóm mặt hàng thường bị kiện. Có thể thấy, nguy cơ bị điều tra về gian lận xuất xứ, lẩn tránh đang ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu lớn của ta như Hoa Kỳ, EU, Ca-na-đa…

Ngoài ra, tìm hiểu cơ chế, quy định, thủ tục điều tra của các nước. Trong thời gian qua, các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Canada thường xuyên thay đổi quy định, thủ tục điều tra theo hướng dễ khởi xướng điều tra, áp dụng hơn. 

Đặc biệt, chủ động hoàn thiện hệ thống quản lý, số liệu để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về thông tin, đồng thời cần hợp tác tối đa với của cơ quan liên quan tại nước nhập khẩu trong các vụ việc điều tra. 

GK



Ý kiến & Đánh giá
Gọi Zalo Facebook