0976 283788 - 0967 455788 I sale@theptas.vn

Tin tức & Truyền thông

Sau lệnh đổi tiền năm 2016 Ấn Độ mất 1,5 triệu việc làm

629       Ngày: 18-07-2017

Hồi năm 2016 Ấn Độ ra lệnh thay đổi giấy bạc, hậu quả là để lại một cú sốc cho thị trường lao động Ấn Độ, 1,5 triệu việc làm biến mất.

Theo nguồn tin từ trang Quartz, viện chính sách Trung tâm Theo dõi Kinh tế Ấn Độ vốn theo sát dữ liệu kinh doanh và kinh tế cho biết 1,5 triệu việc làm ở nước này biến mất trong giai đoạn từ tháng 1 – 4/2017. Đây có thể là hậu quả của đợt đổi tiền mặt.

Theo chuyên gia CEO Mahesh Vyas của hãng CMIE cho biết, thì “Tổng việc làm trong giai đoạn này là 405 triệu việc làm, thấp hơn so với mức 406,5 triệu việc làm trong giai đoạn bốn tháng trước là từ tháng 9 – 12/2016. Đây là dữ liệu tổng số việc làm trong nước, trong đó bao gồm khu vực tổ chức và phi tổ chức, các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp”.

Chính sách Ấn Độ

Tình trạng này được cho là tác động của quyết định đổi tiền. Tháng 11/2016, chính quyền của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi quyết định vô hiệu hóa giá trị của hai loại giấy bạc có mệnh giá cao để thay thế bằng tiền giấy mới. Tiền giấy mệnh giá 500 và 1.000 rupee khi đó chiếm khoảng 86% giá trị lượng tiền tệ trong lưu thông và lệnh trên dẫn đến cuộc khủng hoảng tiền mặt nghiêm trọng trong nền kinh tế.

Cũng theo Vyas nói: “Tháng 11.2016 vẫn là mùa lễ hội song tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm xuống mức thấp mới là 44,8%. Rõ ràng, đây là tác động trực tiếp của việc đổi tiền”.

Một nghiên cứu khác được Tổ chức Các nhà Sản xuất Toàn cầu (AIMO) thực hiện vào tháng 1 dự báo việc làm Ấn Độ hạ 60% và doanh thu Ấn độ mất 55% trước tháng 3.2017. AIMO là tổ chức đại diện cho hơn 300.000 doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn trong nhiều ngành công nghiệp có tham gia hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Nền kinh tế Ấn Độ nói chung cũng chịu ảnh hưởng. GDP nước này tăng trưởng 7,1% trong giai đoạn cuối năm 2016, đầu năm 2017, thấp hơn mức 8% của năm tài khóa trước. Dữ liệu cho thấy các ngành như xi măng, thép và cơ sở hạ tầng vẫn gặp khó. Đầu tư mới ở nước này chậm chạp với nhiều dự án chưa được khởi động.

ATM



Ý kiến & Đánh giá
Gọi Zalo Facebook