0976 283788 - 0967 455788 I sale@theptas.vn

Tin tức & Truyền thông

Tòa nhà Bitexco Financial với sân bay trực thăng làm bằng thép

8,681       Ngày: 23-07-2016

Tại TP.HCM, tòa tháp Bitexco (quận 1) nổi tiếng với một bãi đáp trực thăng độc đáo. Công trình được nhận diện như một bông hoa sen hé nở với nhụy hoa là hình dáng của sân trực thăng phía trên đỉnh của tòa nhà.

Trước đây, Toà đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn cũng có sân bay trên nóc toà nhà. Tuy nhiên, sau năm 1975, khi nước ta hoàn toàn giải phóng, chức năng sân bay trên nóc toà nhà này cũng không còn.

Ở độ cao 262m  so với mặt đất, tòa tháp Bitexco Financial hiện là tòa nhà cao nhất Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, với 68 tầng không bao gồm 3 tầng hầm. Được đầu tư xây dựng bởi tập đoàn Bitexco, Bitexco Financial Tower (BFT) được lấy với ý tưởng thiết kế kiến trúc từ hình dáng búp sen, một biểu tượng của sự thanh khiết, và tính lạc quan, một hình ảnh chuẩn xác để thể hiện mục tiêu hướng về tương lai của tòa tháp, là quốc hoa của Việt Nam. Tòa tháp không chỉ đơn thuần là một tòa nhà được bọc bởi kính và thép, mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Tòa tháp Bitexco là một minh chứng điển hình cho sự sáng tạo và thiết kế đặc sắc vượt bậc.

Tòa tháp Bitexco

Người đã truyền cảm hứng thiết kế và đầu tư xây dựng dự án gần 300 triệu USD này là ông Vũ Quang Hội, doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực đầu tư phát triển bất động sản của Việt Nam. Thông qua việc đầu tư một công trình tiêu biểu như tòa tháp BFT, ông Hội mong muốn khẳng định với tất cả thế giới rằng “chúng tôi không còn là một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh nữa, chúng tôi đã sẵn sàng hội nhập toàn cầu!”.

Một kỷ lục kiến trúc được ghi nhận tại tầng 52, Bitexco Financial Tower. Đó là sân đỗ trực thăng đầu tiên tại Việt Nam nằm ở hướng Nam của tòa tháp, treo "lơ lửng" ra khỏi kết cấu chính của tòa nhà, sân đỗ trực thăng này tạo ra điểm nhấn cho tòa tháp gợi lên một hình ảnh một búp sen đang hé mở. Ở độ cao 191m so với thành phố, sân đỗ trực thăng có tổng chiều dài là 40m, trong đó phần kết nối với tòa nhà là 18m và mở rộng ra 22m so với cấu trúc chính của tòa tháp. Vật liệu cao cấp được chế tạo và nhập từ Hàn Quốc, một số khác tại Singapore và Châu Âu, phải đạt tiêu chuẩn quốc tế ASTM (Hiệp hội kiểm định nguyên vật liệu Mỹ) để làm sân đỗ trực thăng. Sân bay được đưa về Đồng Nai để lắp đặt thử nghiệm trước khi được lắp đặt chính thức. Kết cấu của bãi đáp trực thăng được thực hiện tại BuGang-Hàn Quốc. Dù quá trình xây dựng diễn ra trong thời kỳ kinh tế gặp khó khăn trong những năm 2008-2009.

Sân bay trực thăng

Tòa tháp với lối kiến trúc không đối xứng tạo ra không ít khó khăn cho việc xây dựng. Không có tầng nào trong tòa tháp có diện tích giống nhau và mỗi một tấm kính trong số 6000 tấm kính đôi gia nhiệt, có hàm lượng sắt thấp, được sử dụng để bao quanh tòa nhà đều được cắt với các kích thước khác nhau. Các bức tường kính có hình dạng cong, được sắp xếp theo dạng hình trụ nghiêng chứ không phải là các hình chữ nhật thẳng đứng. Với hình dáng thanh mãnh, tòa nhà phải được gia cố thêm bởi các thanh giằng để giữ cho tòa nhà có thể chịu được sức gió.

Việc lắp ráp sân đỗ trực thăng ở không gian lơ lửng cũng là một thử thách lớn khác. Sân đỗ trực thăng là kết hợp của trên 250 tấn kết cấu bằng thép và hơn 4000 bulông để liên kết. Có thể, tiếp nhận máy bay trực thăng 2 – 10 chỗ, được thiết kế dùng cho mục đích chính cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, các nguyên vật liệu thép và xi măng  được sử dụng  nhiều hơn, nhưng vẫn đảm bảo độ tải trọng giữa cấu trúc sân đỗ trực thăng và cấu trúc bên trong tòa tháp. Quá trình lắp ráp, sân đỗ trực thăng phải  được lắp ráp thử nghiệm tại xưởng trước khi cho lên lắp ráp thực tế trên tầng 52. Do lối kiến trúc phức tạp, việc xây dựng sân đỗ này đã mất gần một năm để hoàn thiện, trong đó việc lắp ráp đã mất gần 2 tháng.

Lắp ráp bãi đỗ sân bay

Bitexco Financial Tower chính thức khánh thành vào 31 tháng 10 năm 2010.

Ngoài ra, tòa nhà Bitexco còn trang bị hệ thống thang máy 2 tầng đầu tiên với hệ thống truyền tải dữ liệu thông minh, giảm tối thiểu thời gian chờ, do Công ty Otis (Mỹ) sản xuất, lắp đặt và bảo trì. Để đỡ được khối toàn bộ kết cấu, sắt thép, bê tông, kính… móng của tòa nhà được khoan sâu xuống đất từ 70 – 80m. Trong 68 tầng của nhà, tầng 47 của tòa nhà có diện tích sàn lớn nhất. Một trong những điểm nhấn của tòa tháp chính là đài quan sát đầu tiên của thành phố tại lầu 49. Đài quan sát Saigon Skydeck đã mở cửa bán vé từ tháng 1/2011 đến tháng 7/2011 đài quan sát chính thức mở cửa rộng rãi đón chào khách tham quan trong và ngoài nước.

Theptas.com



Ý kiến & Đánh giá
Gọi Zalo Facebook