0976 283788 - 0967 455788 I sale@theptas.vn

Tin tức & Truyền thông

Trung Quốc chuyển hướng đầu tư sang thị trường thép Việt Nam

618       Ngày: 09-11-2018

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã khiến nhiều doanh nghiệp thép Trung Quốc gặp nhiều khó khăn và dần chuyển hướng sang đầu tư tại các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Điều này đã làm gia tăng áp lực cho các doanh nghiệp thép trong nước vốn đã chịu nhiều áp lực.

Trung Quốc chuyển hướng đầu tư sang thị trường thép Việt Nam
Ảnh minh họa

Sự chuyển dịch này được cho là xu thế tất yếu bởi Việt Nam rất gần với Trung Quốc và trên thực tế, các doanh nghiệp thép của Trung Quốc đã có kế hoạch chuyển dịch sang thị trường Việt Nam từ nhiều năm trước. Số liệu thống kê cho biết, trong những tháng đầu năm, lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp tục tăng nhanh so với cùng kỳ năm trước. Lượng sắt thép nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2018 đạt 4,28 triệu tấn, trong đó chủ yếu được nhập từ Trung Quốc với 1,82 triệu tấn, chiếm tỷ trọng khoảng 42,5% trong tổng lượng sắt thép nhập khẩu.

Trước tình hình đó, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có đề xuất, kiến nghị lên Chính phủ không nên cấp phép đầu tư thêm trong giai đoạn hiện nay đối với nhiều sản phẩm thép đã dư thừa công suất. Theo Hiệp hội VSA, nếu mở cửa chào đón các nhà đầu tư ngành thép vào Việt Nam, khó có thể tránh được tình trạng các doanh nghiệp ngoại sẽ mượn thị trường Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm. Hơn thế, Việt Nam còn có thể bị vạ lây một khi các doanh nghiệp thép nước ngoài xuất khẩu sang các quốc gia khác với vỏ bọc “Made in Vietnam”.

Số liệu thống kê của VSA cho thấy, nguồn cung của Việt Nam đang ngày càng quá tải, và mức độ đã khá nghiêm trọng. Thị trường thép cán nguội của Việt Nam trong 4 năm qua đang tăng trưởng trung bình 8,6%/năm, nhưng theo tiêu chuẩn của năm 2016 thì nhu cầu hàng chính phẩm rất nhỏ, chỉ khoảng 200 nghìn tấn. Với nhu cầu này của thị trường trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng để đáp ứng được. Do vậy, việc chấp thuận thêm các nhà đầu tư thépTrung Quốc là không cần thiết. Theo các doanh nghiệp thép không gỉ, việc thêm các doanh nghiệp ngoại sẽ khiến tỷ lệ hoạt động của doanh nghiệp trong nước chỉ còn dưới 30%.

Vẫn theo quan điểm của các nhà sản xuất thép trong nước, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất nội địa mà sản phẩm thép nước ngoài sản xuất tại Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu. Khi Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ và một số nước EU, khó tránh được việc có thể bị kiện chống bán phá giá từ các quốc gia đó.

Phó chủ tịch VSA nhấn mạnh: Các nhà đầu tư và các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn có đủ khả năng để xây dựng cơ sở sản xuất thép với quy mô lớn là 5 - 6 triệu tấn/năm. Do đó việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào những mặt hàng mà Việt Nam có thể sản xuất là không cần thiết.

Theo nguyên đơn cáo buộc, trong thời gian qua, lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc và Hàn Quốc có xu hướng gia tăng, hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước thể hiện qua việc suy giảm ở các số chỉ số như: công suất sử dụng, sản lượng, chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và tồn kho.

Sau khi tiến hành điều tra, trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, Cơ quan điều tra có thể kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời theo quy định tại Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 37 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.  Đồng thời, theo quy định tại khoản 4 Điều 81 của Luật Quản lý ngoại thương và Điều 45 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, căn cứ kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra, Bộ Công Thương có thể áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi biện pháp chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực.

Do đó, Bộ Công Thương khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.

Bộ Công Thương khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan để đảm bảo quyền và lợi ích của chính mình theo quy định của pháp luật.

Pencil



Ý kiến & Đánh giá
Gọi Zalo Facebook